Thư cảm ơn về hồi âm của Synod
Mến gởi các tín hữu trong giáo phận Niigata
Tháng 11 năm vừa qua, phần nhìn lại những đề tài ưu tiên của giáo phận và Synod đã được gởi đi. Cụ thể là 30 giáo xứ, 1 giáo xứ lẻ, và 4 giáo họ, tổng cộng là 35 cộng đoàn giáo xứ. Cùng với 7 dòng tu nữ trong đời sống thánh hiến. Văn phòng giáo phận đã nhận được hồi âm từ 23 cộng đoàn trong tổng 35 cộng đoàn trên, và từ 6 dòng tu trong tổng 7 dòng tu trên. Thật chân thành cảm ơn vì các cộng đoàn đã cố gắn hội họp trả lời trong thời điểm dịch Covid-19 khó khăn có thể tập chung được. Một số cộng đoàn đã liên lạc không thể mở ra cuộc họp mặt được vì dịch Covid-19. Nhưng trong thư được gởi tháng 11 năm vừa qua, việc quan trọng không phải chỉ là trả lời nhũng câu hỏi, nhưng để chúng ta cùng nhau suy ngẫm làm thế nào để giáo hội có thể trưởng thành trong sự hiệp hành, và tiến bước cùng nhau. Và từ đây trở đi tất cả các cộng đoàn chúng ta hãy cùng nhau nhận biết sâu sắc hơn về sự hiệp hành trong chính mỗi cộng đoàn của chúng ta.
Văn phòng giáo phận đã đúc kết những câu trả lời qua những hồi âm để gởi về Giám mục đoàn. Trong những hồi âm được gởi về có rất nhiều quan điểm và bối cảnh được nêu ra, nhưng thật sự rất khó khăn để có thể tổng hợp hết tất cả. Xin chân thành cảm ơn Cha Otaki Kokuichi đặc trách Synod, đã đảm nhiệm công việc khó khăn này. Hy vọng qua việc tham khảo những câu trả lời Synod này giúp chúng ta sẽ tìm ra bước tiến cho cộng đoàn mình.
Giáo phận Niigata sẽ bắt đầu họp thảo và soạn ra phương hướng mục vụ truyền giáo. Vì vậy mẫu hướng dẫn chia sẽ chung sẽ được sạo thảo và gởi đến các cộng đoàn trong thời gian tới.
Ngày 5 tháng 7 năm 2022
Giáo phận Niigata Giáo hội Công Giáo
Giám mục Phaolo Narui Daisuke
Giáo phận Niigata Giáo hội Công Giáo Bản tổng kết hồi đáp Synod(PDF)
Giáo phận Niigata Giáo hội Công Giáo
Bản tổng kết hồi đáp Synod
1.Lời mở đầu
Đối với GP.Niigata điểm xuất hành của Synod đã được bắt đầu từ thánh lễ khai mạc Synod tại Nhà thờ chánh toà, và tất cả các giáo xứ cũng như các tu viện vào Chúa nhật ngày 17 tháng 10 năm 2021. Và trước thời điểm xuất hành này, GP.Niigata cũng đang tiến hành chuẩn bị việc thiết lập phương châm truyền giáo mới, nên 10 câu hỏi được đặt ra từ văn phòng Synod để tham khảo ý kiến giáo dân, về đề tài ưu tiên truyền giáo trong giáo phận sẽ được đồng thời cùng tiến hành chung.
Bản tham khảo ý kiến này, ngày 27 tháng 10 năm trước đã được gởi đến các giáo xứ và tu viện bằng tiếng Nhật có phiên âm, tiếng Anh, và tiếng Việt, và cũng được đăng tại website Giáo phận. Hạn hồi đáp đã hết vào ngày 22 tháng 3 năm nay, tại mỗi cộng đoàn đã tổ chức buổi hội thảo, và ý kiến chung của cộng đoàn đã được tổng kết và gởi nộp lại. Ngoài ra, những ai không tham gia được buổi hội thảo chung cùng cộng đoàn, có thể gởi thẳng ý kiến vào khuôn mẫu form trên trang chủ của Giáo phận.
Trong dịch Covid-19, có một số cộng đoàn không thể mở cuộc hội thảo trực tiếp được, nhưng trong các thư hồi đáp cũng đã có những bản tham khảo ý kiến đã được gởi đến trực tiếp. Còn từ bản form trên trang chủ Giáo phận thì không có hồi đáp nào.
Bản báo cáo này, đã được soạn thảo từ nội dung các ý kiến gởi về từ các giáo xứ và tu viện, và ngày 29 tháng 4 vừa qua đã được Hội đồng mục vụ truyền giáo Giáo phận Niigata xác nhận và tổng kết.
2.Hồi đáp từ 10 câu hỏi của Synod
Câu 1. Những người đồng hành/hiệp hành
Trong Giáo hội và xã hội, chúng ta sát cánh bên nhau cùng đi trên một con đường.
Hồi đáp
Có thể thấy từ các hồi âm lần này được gởi về từ các giáo xứ và tu viện, không một ai trong chúng ta không nhận biết rằng chính chúng ta (giáo hội) phải hiệp hành cùng ai. Nhưng rất ít người cảm nhận được sự hiệp hành này. Những giáo dân không thể đến nhà thờ được nữa vì lớn tuổi và bệnh tật, đã lỡ xa cách nhà thờ lâu vì lý do gì đó, những người đang ôm vết thương lòng, cùng cực với cuộc sống, hay những giáo dân ngoại quốc hiện đang ở Nhật. Chúng ta cảm thấy phải cùng bước với họ nhưng hiện thực chưa được vậy. Trong tình trạng như vậy, vì lớn tuổi mặc dù không thể thực hiện được những hoạt động cụ thể, nhưng các nữ tu vẫn không ngừng “mang lời cầu nguyện để cùng đồng hành” , đó là điểm tựa tinh thần thật lớn của GP.Niigata chúng ta.
Cảm giác không thể cùng hiệp hành này, nó giống như sự tồn tại của mối quan hệ phản ảnh ngay trong mỗi thánh lễ khi chúng ta gặp nhau hay qua lời chào hỏi lẫn nhau. Nó dần hình thành bởi việc chỉ coi trọng tín ngưỡng với riêng mỗi bản thân mình, mà không thèm để ý đến người (anh chị em, hoặc xã hội) bên cạnh mình. Từ đó, ngày càng cảm thấy xa cách giáo hội và xã hội. Nhà thờ là nơi Tin mừng được rao giảng nay bổng trở nên xa lánh bởi xã hội, và có thể nói thực tế là đang không cảm nhận được sự đồng hành cùng nhau.
Câu 2. Chú tâm lắng nghe
Lắng nghe là bước đầu tiên; nhưng để làm được điều này, chúng ta cần có một con tim và tâm trí rộng mở, không vướng bận định kiến.
Hồi đáp
Ngay cả khi thái độ của người tín hữu là phải lắng nghe lời Chúa, nhưng đâu đó chúng ta chưa thực thi được thái độ lắng nghe cả những tiếng nói ở trong đấy lòng, những tiếng nói của anh chị em chúng ta gặp được trong nhà thờ, và xung quanh. Trong khi chúng ta tìm kiếm một ai đó để họ lắng nghe mình, nhưng mình lại không muốn dành thời gian và tâm trí để lắng nghe một ai đó.
Câu 3. Truyền tải những gì bản thân suy nghĩ/suy tư
Hết thảy mọi người đều được mời gọi hãy can đảm, đừng ngần ngại nói lên sự thật, bác ái và tự do.
Hồi đáp
Nếu chúng ta không có thái độ lắng nghe thì sẽ chẳng ai thiết muốn lên tiếng nữa. Có người thì cố gắn tìm kiếm sự thanh thản qua việc giao lưu trong cộng đoàn, nhưng trong giáo xứ chưa xây dựng được cộng đoàn sẵn sàng lắng nghe và cất tiếng nói. Bên ngoài nhà thờ, sự phản cảm về tôn giáo, “tôn giáo không đáng tin cậy” là phiến diện đã bị ngấm sâu vào xã hội Nhật bản, nên khi mặt đối mặt truyền giáo, phía rao giảng lẫn người nghe, song phương đều cảm thấy miễn cưỡng. Truyền tải thông tin hiệu quả như đăng những bài viết qua Internet, và SNS nơi mà người đọc có thể tự do chọn lựa những thông tin cần thiết. Liên kết với những trường mẫu giáo, trường mần non và cơ sở phúc lợi xã hội thuộc nhà thờ để truyền giáo cho xã hội địa phương, hay có thể mở cửa nhà thờ chào đón các hoạt động từ nguyện giúp đỡ các nạn nhân bị thiên tai, và các tang lễ công giáo luôn là nơi để truyền giáo thích hợp.
Câu 4. Phụng vụ
“Đồng hành với nhau” chỉ có thể được diễn ra nếu chúng ta cùng nhau lắng nghe Lời Chúa, và tham dự Thánh lễ.
Hồi đáp
Câu hỏi được đặt ra ở đây là phụng vụ có đang duy trì được sự “đồng hành cùng nhau” không? Chắc chắn rằng Thánh lễ là nguồn lực nâng đỡ cuộc sống đức tin của mỗi cá nhân. Các Thánh lễ công khai bị tạm dừng trong dịch Covid-19 làm cho chúng ta nhận thức được điều này. Và cũng có những cộng đoàn nhận thấy được sức sống cùng nhau dâng hiến trong Thánh lễ.
Hiện trạng tỉ lệ sinh giảm lão hoá cao, đã khiến nhiều người lớn tuổi không đến được nhà thờ và người trẻ cũng ít dần, rồi dần xa nhà thờ, về phần phân chia trong phụng vụ Thánh lễ cũng dần bị tập trung vào một số cá nhân, nhưng thật ra phân chia phụng vụ luôn có cả phần của trẻ em và người lớn. Những giáo xứ có đông giáo dân đa quốc tịch, không những dâng thánh lễ tiếng nước ngoài định kỳ, mà còn tổ chức phụng vụ đa ngôn ngữ như giúp lễ, đọc sách thánh, và cầu nguyện chung trong cùng một thánh lễ để cả giáo dân địa phương và ngoại quốc cùng tham gia. Với những tổ chức như vậy thật sự cần thiết cho một giáo xứ cùng tiến bước.
Thánh lễ công phải phải tạm dừng trong nạn dịch, chúng ta nhận thấy Lời Chúa thật quý giá khi không thể đón rước Mình Thánh Chúa được. Không chỉ vì nạn dịch, nhưng do thiếu linh mục một số cộng đoàn chỉ có thể cử hành phụng vụ Lời Chúa trong ngày Chúa Nhật. Không như trước đây luôn được lãnh nhận Mình Thánh Chúa nhưng cùng nhau đón nhận và chia sẽ Lời Chúa cũng thật rất quan trọng và cần thiết.
Câu 5. Trách vụ cùng nhau thực hiện sứ mạng chung (truyền giáo)
“Đồng hành cùng nhau”/Tính hiêp hành để phục vụ, hiến thân cho sứ mạng của Giáo hội (truyền giáo), mà Mẹ Giáo hội vốn mời gọi tất cả mọi người tham dự.
Hồi đáp
Trước đây, sứ mạng truyền giáo được nghĩ rằng chỉ dành cho các linh mục và các sơ. Cách suy nghĩ này đã có phần nào đó được lột xác và đâm mầm mới, nhưng đâu đó sâu trong gốc rễ thì nó vẫn bị coi như là bổn phận truyền giáo là của linh mục và sơ. Trong bối cảnh như vậy, có những chỉ trích cho rằng sự nhận thức về (trách nhiệm) truyền giáo của cá nhân và cộng đoàn chưa được thống nhất và chia sẽ với nhau. Với lời mời gọi tất cả cùng đi rao giảng Tin Mừng, mang đến sự hoang mang cho giáo dân là phải tự truyền giáo cá nhân hay là công việc chung của cả toàn cộng đoàn.
Trong hoàn cảnh như vậy, vì sứ vụ truyền giáo có những giáo xứ và cộng đoàn đã tìm cách nối kết các trường mẫu giáo, nhà trẻ, và cơ sở phúc lợi xã hội công giáo với nhau, ngoài ra có những nhóm công giáo đã liên kết trong ngoài giáo xứ để hỗ trợ nạn nhân trong trận Động đất miền đông Nhật Bản và những người khó khăn trong nạn dịch Covid-19. Các hoạt động đóng góp quỷ bác ái luôn được phổ biến trong giáo xứ. Một số giáo dân đã tham gia các hoạt động thiện nguyện cá nhân, nhưng lại không được giáo xứ biết đến, nên dễ bị hiểu lầm đây chỉ là hoạt động (sở thích) cá nhân.
Câu 6. Đối thoại giữa Giáo hội và xã hội
Đối thoại là một chặng đường cần tinh thần nhẫn nại, bao gồm cả sự thinh lặng và chấp nhận gian truân; nhưng đối thoại cũng hướng tới khả năng trao dồi kinh nghiệm thấu hiểu con người và các dân tộc.
Hồi đáp
Ngay tại trong giáo xứ và đối với xã hội có rất nhiều đề tài cần được đối thoại. Vì như những chỉ trích nêu trên, mối quan hệ mật thiết để lắng tai nghe và cất tiếng nói chưa được thiết lập ngay trong giáo xứ. Trong hiện trạng như vậy, có những hồi âm tốt như trả lời những câu hỏi của Synod đã trở thành cơ hội để giáo xứ có thể chia sẽ và đối thoại với nhau. Vì nạn dịch nên các dịp hội họp bị giới hạn tuyệt đối dẫn đến việc khó có thể xây dựng lại các cuộc đối thoại từ đây về sau. Nhưng hơn thế nữa chính chúng ta, linh mục, tu sĩ, và giáo dân cần phải rèn luyện lại thái độ đối thoại của mỗi người.
Có những cộng đoàn đã thảo luận về các vấn đề trước mắt như tỉ lệ sinh giảm lão hoá cao và giáo dân đa quốc tịch trong hội đồng giáo xứ, nhưng cũng có những giáo xứ chưa hề bàn luận về vấn đề này trong ban hội đồng.
Chúng ta có cố gắn tham gia vào các hoạt động địa phương để giao lưu, cũng như mở cổng nhà thờ để mời gọi mọi người tham gia lễ hội của giáo xứ, nhưng lại chưa thật sự đi đến mức đối thoại. Một số giáo xứ có liên kết với trường mầm non công giáo, đã cố gắn tạo cơ hội để đối thoại với giáo viên trong trường. Và có những giáo xứ dự định muốn mở cửa một phần cơ sở của nhà thờ để mời gọi người dân địa phương đến, tạo nên địa điểm nơi có thể đối thoại với nhau.
Câu 7. Phong trào Đại kết (Giáo hội hiệp nhất)
Diễn trình đối thoại giữa mọi Ki-tô hữu tuyên xưng đức tin cho dù khác nhau chăng nữa, nhưng nhờ Bí tích Thanh tẩy, chúng ta được liên kết với nhau; nên nó giữ một vị trí đặc biệt trong chặng đường hiệp hành.
Hồi đáp
Hiện đến nay, có những vùng địa phương đã có những Tuần cầu nguyện chung hiệp nhất trong Kitô hay mở ra những sự kiện chung, nhưng vì thành viên già đi nên phải thu nhỏ quy mô, hay phải tạm dừng vì nạn dịch. Từ sau Hội đồng Vatican Ⅱ đã cố gắn giao lưu và hàn gắn với người anh em Tin lành, nhưng vẫn chưa đủ đề cao ý thức tích cực thấu hiểu và hợp nhất với nhau. Có những đề án từ nay trở đi, trong những dịp cầu nguyện chung như Tuần cầu nguyện chung hiệp nhất trong Kitô hay giờ nguyện sáng, chúng ta nên coi trọng những cơ hội đó, và đồng thời hợp sức với nhau trong những chương trình hoạt động thiện nguyện chung hỗ trợ cho thiên tai.
8.Quyền hành và Tham gia
Giáo hội mang tính hiệp hành là Giáo hội cùng nhau dấn thân tham gia và cáng đáng trách nhiệm.
Hồi đáp
Như hồi đáp ở câu 5 có nêu ra, truyền giáo bị coi là sứ mạng của linh mục, và tu sĩ, còn giáo dân chỉ là người hợp tác trong sứ vụ đó thôi, nhưng cũng có những tích cực của giáo dân trong việc tham gia sứ vụ truyền giáo. Từ năm 2016, tại Gp.Niigata hầu hết các giáo xứ đã hoàn thành việc thiết lập Quy ước Giáo xứ. Tuỳ theo từng giáo xứ có những hoàn cảnh khác nhau, nhưng trên thực tế những giáo xứ bắt đầu vận hành theo Quy ước, thì không phải chỉ mình linh mục chánh xứ toàn quyết tất cả, nhưng giáo dân cũng có trách nhiệm chia sẽ và giúp đỡ vận hành giáo xứ với linh mục.
Trong việc khảo sát ý kiến lần này cho thấy sự tham gia phục vụ phái nữ trong nhà thờ rất lớn, ở những cộng đoàn nhỏ không phân biệt giới tính để cùng vận hành giáo xứ, nhưng đa số giáo dân phái nữ chiếm phần cao, phải phục vụ cho giáo xứ, thì giáo dân phái nam lại chiếm đa phần ở những vị trí có trách nhiệm quan trọng. Đây là một trong những vấn đề dành cho “Giáo hội hiệp hành”.
9.Phân định và Quyết định
Theo phương cách hiệp hành, mọi quyết định được thực hiện qua quá trình phân định, mà nó dựa trên sự đồng tâm nhất trí, vốn có được nhờ vào lòng vâng phục Chúa Thánh Thần của cả cộng đoàn.
Hồi đáp
Quy ước Giáo xứ được nêu lên ở hồi đáp câu 8 là để đưa ra phương hướng quyết định minh bạch cho giáo xứ. Hội đồng Giáo xứ được lập ra để bàn luận về phương hướng mục vụ truyền giáo của giáo xứ, giáo dân thuộc giáo xứ và linh mục chánh xứ là người mang tất cả trách nhiệm của giáo xứ, tu sĩ đại diện trong ban hội đồng là người đưa ra các ý kiến phân định, và với sự chứng nhận cuối cùng của linh mục chánh xứ thì quyết định đó sẽ được thực hành. Cũng có những chỉ trích cho rằng ý kiến giáo dân chưa được phản ánh hết trong lần thu thập ý kiến này, nhưng sự đồng hành chỉ mới được bắt đầu, từ giờ trở đi linh mục, tu sĩ, giáo dân cùng hợp sức đưa ra những quyết định dựa theo Quy ước Giáo xứ để phương thức thực tiễn trở nên rõ ràng hơn. Khi đó, những ý kiến được bàn luận không phải chỉ riêng của ban hội đồng, nhưng cần phải thu nhận ý kiến của từng giáo dân qua việc đối thoại và giao lưu trong giáo xứ.
Và sau đây, là một ý kiến hồi âm nhận được từ bản báo cáo được gởi đến bởi các giáo xứ, “tôi đã nhận thấy ơn Chúa Thánh Thần đang soi sáng cho những phân định chung” mà chúng ta đang thảo luận chia sẽ trong kỳ Synod lần này.
10.Trong diễn trình “cùng nhau đồng hành”, chúng ta tự đào tạo bản thân
Linh đạo hiệp hành được mệnh danh là nguyên lý giáo dục cho quá trình đào tạo nhân bản và Ki-tô hữu, cho gia đình và tất cả cộng đồng/cộng đoàn.
Hồi đáp
Như chủ điểm của câu hỏi này là, chúng ta xác tín rằng “cùng nhau đồng hành” sẽ đào tạo chính bản thân chúng ta. “Cùng nhau đồng hành” bao gồm cả việc gánh vác trách nhiệm chung và phân định chung. Để cùng phân định chung, cần phải tận dụng hội đồng giáo xứ để quyết định những điều quan trọng liên quan đến mục vụ truyền giáo, và trên hết phải tạo mối tương quan “biết lắng nghe — không ngần ngại đưa ra tư duy” là điều không thể thiếu. Lần thu thập ý kiến này, cũng có đề án đưa ra rằng để nhận thấy phân định chung chính là ơn soi sáng của Chúa Thánh Thần, chúng ta cần trau dồi kỉ năng nhận biết ơn Chúa Thánh Thần.
3.Tổng kết
Hiện trạng “cùng nhau đồng hành” của Gp.Niigata, đã được biểu hiện qua hồi đáp của 10 câu hỏi. Bên trong giáo xứ, và hướng ra ngoài nhà thờ, đối với Gp.Niigata chúng ta còn rất nhiều thử thách để “cùng nhau đồng hành”. Điều nổi bật nhất trong lần thu thập ý kiến này là những cộng đoàn bao gồm có linh mục, tu sĩ, và giáo dân chưa đủ tạo mối quan hệ mật thiết để có thể “biết lắng nghe — không ngần ngại đưa ra tư duy”. Cùng với Synod việc thảo luận về xác định phương châm truyền giáo Gp.Niigata, cũng chính là cơ hội để tái tạo mối tương quan này tốt đẹp hơn. Và đây cũng chính là nơi Chúa Thánh Thần đang làm việc giữa chúng ta. Bởi vì, sự đồng hành này là cùng nhau gánh vác trách nhiệm, và cùng nhau nhận biết ơn phân định.
Và đây, sau một số quy trình Phương trâm Truyền giáo của Giáo phận sẽ được quyết định, và công bố, với Phương châm Truyền giáo mới này, đề tài mục vụ truyền giáo của Giáo phận và những đề tài cụ thể của từng mỗi giáo xứ sẽ được thực thi, nguyện mong chúng ta luôn “cùng nhau đồng hành”.