Ngày 3 tháng 10 năm 2022
Để Xác Định Phương Châm Mục Vụ Truyền Giáo GP.Niigata
Giáo Phận Công Giáo Niigata
Giám Mục Phaolô Narui Daisuke
Gởi đến các tín hữu Gp.Niigata,
Bình an Thiên Chúa ở cùng anh chị em
Tại cuộc họp Hội Đồng Mục Vụ Truyền Giáo Gp.Niigata cuối tháng 4 năm vừa qua, đã được thảo luận về việc Tuyên Bố Truyền Giáo Giáo Phận và Đề Tài Ưu Tiên của năm 2012, trong nhiều biến đổi lớn của xã hội và giáo hội, toàn thể Giáo phận đã thực hiện được những gì, cần những điều mới gì. Cha đã đón nhận các ý kiến, tiến hành việc tuyên bố truyền giáo và nhìn lại những đề tài ưu tiên trên toàn Giáo phận, để trao đổi ý kiến về mục vụ truyền giáo Gp.Niigata, từ kết quả những ý kiến đó, sẽ soạn thảo phương châm mục vụ truyền giáo Gp.Niigata.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã hướng toàn Giáo hội cùng chung bước với nhau, và mời gọi toàn thể Cộng đoàn Công giáo trên thế giới cùng hội thảo với nhau về Synod “Giáo Hội Hiệp Hành”, vậy cho thấy điều quan trọng ở đây không chỉ là sự quyết định hay thực hành phương châm của Xác Định Phương Châm Mục Vụ Truyền Giáo Gp.Niigata, nhưng từ việc toàn thể giáo dân trong Giáo phận cùng thảo luận với nhau để hướng về công việc xác định đó mới là điều quan trọng hơn cả.
Từ hồi âm của các cộng đoàn, Hội Đồng Mục Vụ Truyền Giáo đã lập ra các câu hỏi và tư liệu tham khảo từ bản tổng kết Nhìn Lại Đề Tài Ưu Tiên và hiện trạng của Giáo phận để các cộng đoàn tiếp bước cuộc thảo luận. Xin hãy gởi kết quả thảo luận của cộng đoàn đến Cha Otaki Kokuichi Chánh Văn Phòng Giáo Phận, qua E-mail: cancelnig@ne.ncv.jp tới trước ngày 31 tháng 1 năm 2023.
Cha cầu mong rằng qua cuộc thảo luận tới Gp.Niigata chúng ta sẽ có thể phát tiển nên một Cộng đoàn sống “luôn cùng Tin mừng” .Nguyện xin Thiên Chúa là Cha nhân hậu đã quy tụ và luôn đồng hành với chúng ta sẽ chúc phúc và dẫn đưa chúng ta trên hành trình này.
Phương Châm Mục Vụ Truyền Giáo
Phương châm là để Cộng đoàn Gp.Niigata chúng ta có thể tiến bước cả trong và ngoài cộng đoàn giáo xứ, để cùng nhau sống và làm chứng cho Tin mừng Kitô. Tại Gp.Niigata anh chị em chúng ta cách xa nhau về mặt địa lý, thế hệ, bối cảnh xuất thân, quốc gia và hội dòng quản xứ lâu năm khác nhau. Những thực tế đang phải đối mặt và tình cảnh giáo xứ cũng khác nhau. Phương Châm Mục Vụ Truyền Giáo là công cụ để chúng ta có thể cùng nhau hiệp hành như một cành nho được nối kết với cây nho Kitô mặc dù mỗi bối cảnh khác nhau nhưng tất cả là một Cộng đoàn Gp.Niigata.
Câu hỏi để mỗi cộng đoàn thảo luận với nhau
Trong hiện trạng dịch Covid-19 có nhiều khó khăn để có thể tập chung toàn cộng đoàn cùng một lần, nhưng nếu có thể phân chia thành nhiều nhóm và nhiều lần khác nhau, bằng nhiều cách xin hãy tạo nơi để toàn cộng đoàn có thể góp ý kiến. Đặt biệt hãy tạo cơ hội để giáo dân nước ngoài, thanh thiếu niên, cha mẹ có con nhỏ, người cao niên, và những người vì lý do gì đó không đến được nhà thờ, tất cả mọi người có thể nêu lên ý kiến được. Tuy câu hỏi được đặt ra nhiều nhưng không cần thiết phải trả lời tất cả. Hội đồng giáo xứ có thể chọn những câu ưu tiên cần được thảo luận trong cộng đoàn. Nếu có những điều không có trong nhóm câu hỏi nhưng cần thiết cho việc mục vụ truyền giáo xin hãy thảo luận và báo cáo lại.
Xin hãy bắt đầu cuộc thảo luận bằng kinh Synod để cầu ơn soi sáng của Chúa Thánh Thần. Xin hãy tạo cơ hội để tất cả mọi người tham gia có thể trao đổi và nêu ra ý kiến. Xin đừng phủ định bất cứ ý kiến nào được nêu ra, nhưng hãy lắng nghe ý kiến của mỗi người.
Hội đồng giáo xứ hãy họp và tổng kết những ý kiến được đưa ra rồi gởi về Văn Phòng Giáo Phận. Hãy liệt kê bản tổng kết hồi âm theo từng câu hỏi. Và hãy công bố bản tổng kết được gởi về Giáo phận cho toàn thể cộng đoàn biết.
Về Cộng Đoàn Giáo Xứ
① Đang cùng sống, chia sẽ đức tin và giao lưu như thế nào với giáo dân khác nhau về văn hoá, quốc tịch hay thế hệ?
② Tôi/chúng ta có thể làm được những điều gì trong tình trạng thiếu vắng linh mục?
③ Tôi/chúng ta có thể làm được những gì để thế hệ thanh thiếu niên mới và cha mẹ có con nhỏ hân hoan đến nhà thờ?
④ Tôi/chúng ta có thể làm những gì để giúp đỡ những người khó khăn trong việc đến nhà thờ hoặc đã rời xa nhà thờ một thời gian dài.
⑤ Làm như thế nào để tất cả mọi người (ví dụ: thành phần thiểu số trong xã hội, những ai chỉ có thể tham gia một số hoạt động) có thể đến tham dự thánh lễ và các hoạt động của nhà thờ?
⑥ Bạn có nguyện vọng gì về vai trò của giáo hạt (Akita, Yamagata, Shibata, Niigata, Nagaoka) hay không? Bạn nghĩ sao về cách phân bổ giáo hạt hiện nay? Nếu cần thiết phải thay đổi thì nên thay đổi như thế nào? Và, có hoạt động nào muốn cùng tổ chức với các giáo xứ lân cận không?
Về sứ mệnh truyền giáo
⑦ Làm như thế nào để rao giảng phúc âm cho người dân địa phương? Có khả thi để thực hiện được hay không?
⑧ Tại địa phương bạn có những ai đang thật sự cần giúp đỡ, đang cần sự đồng hành của giáo hội?
⑨ Giáo xứ đã giữ mối quan hệ như thế nào (trong dịch Vovid-19, cả những mặt chìm nổi) với những cơ sở giáo dục, và phúc lợi Công giáo
⑩ Tôi/chúng ta kết nối với địa phương (hội tự trị, hội đồng phúc lợi xã hội,v,v…) như thế nào?
Về trong ngoài nhà thờ
⑪ Cả trong hay ngoài nhà thờ, cũng có những người thiếu được ai quan tâm, phải sống trong cô độc. Bạn có từng hỏi thăm ai đó một lời chưa? Tôi/chúng ta có đang hỏi thăm và lắng nghe ai đó không?
⑫ Tôi/ chúng ta có chuẩn bị gì trước (cho nhà thờ, giáo dân và địa phương) khi gặp thiên tai chưa?
Kinh cầu cho Synod
Lạy Chúa Thánh Thần,
này chúng con đến trước nhan Chúa,
khi cùng nhau tụ họp nhân danh Chúa.
Chỉ có Chúa là Đấng hướng dẫn chúng con,
xin hãy ngự trị trong tâm hồn chúng con;
xin dạy chúng con lối đường phải đi
và cách bước đi trên lối đường đó.
Chúng con yếu đuối và tội lỗi,
xin đừng để chúng con gây xáo trộn.
Đừng để chúng con u mê sa nẻo đường lầm
cũng đừng để chúng con làm theo thiên kiến.
Xin giúp chúng con tìm thấy nơi Chúa sự hiệp thông giữa chúng con
để chúng con có thể cùng tiến đến cuộc sống vĩnh cửu
và không lạc xa khỏi con đường chân lý và ngay thật.
Chúng con cầu xin Chúa,
là Đấng hoạt động mọi nơi mọi thời,
trong sự thông hiệp với Chúa Cha và Chúa Con,
mãi mãi đến muôn đời.
Amen.